Bày biện trên bàn thờ gia tiên

Quý khách lưu ý trước khi đọc: (Đây là bài viết sưu tầm trên intrenet, giúp quý khách có thêm tư liệu tham khảo và đối chiếu, so sánh. Đức Năng copy nguyên bản không thêm bớt, nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của BÀN THỜ ĐẸP Đức Năng.)  

PHẦN 1. Trên bàn thờ gia tiên cần bày những thứ gì

Trên bàn thờ gia tiên, ngoài bộ lư đỉnh đồng ngũ sự,tam sự còn có những vật dụng trang trí bằng đồng như: ống cắm hương,mâm bồng,bình bông, ngai 3 chén,ấm rượu,đôi đèn thờ,chén nước.

Cách đặt từng thứ trên bàn thờ
+ Bát hương: Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo Thông thư gia bảo của chi phái họ Nguyễn Chính Tộc hương thôn Trà Khê thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ: 3 – 7 – 12 vì Người sống trải qua:Sinh – Lão – Bệnh – Tử sau khi mất đi thì ứng với: Quỷ – Khốc – Linh – Thính tức là: mất đi hồn lìa khỏi xác thành Quỷ, chết giờ tốt không bì hung thần, chết giờ xấu bị hung thần giữ xác, sau khi chết đi nhờ tiếng Khóc ( Khốc ) sự thờ cúng của con cháu mà thành Linh thiêng ( Linh ) và hết tuần 49 rồi hết 100 ngày vong sạch sẽ được đưa vào chùa tụng kinh, nghe kinh mà cứu rỗi siêu thoát nên Thính. Bát hương cũng ứng với chữ như thế.
Bát hương: nên mua đồ bát hương Bát tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu. Tối kỵ dùng bát hương màu Vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quan, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là Cốt bát hương – nó gồm 01 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú + chỉ ngũ sắc do thày phù thủy thụ lý vào – như sổ đỏ của người trần giới vậy.
+ Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận ( băng dính trắng để thờ được lâu) và câu đặt bên trái bát hương( tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long ( cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ- có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
+ Lọ lộc bình: Thường thờ 01 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và 15 Âm ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 02 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ độc binh thường đặt bên tay trái -hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả.
+ Giá nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng
+ Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
+ Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm…
Tùy theo kinh tế của gia chủ có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
    Kim: Là giá nến
Mộc: Là bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị
Thủy: Là bình, chai nước, chén nước thờ.
Hỏa: Là ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên.
Thổ: là bát hương làm từ đất sét nung lên ( bát hương Bát Tràng ).

Bàn thờ gia tiên hay bất kì bàn thờ nào cũng vậy tùy những điều kiện và thời kì khác nhau thì giá trị vật chất của những vật thờ khác nhau nhưng một bàn thờ đúng luôn phải tuôn thủ những quy định trên.

 Yên Sơn – Nguyễn Đức Bá 

Dâng cúng Phạn thực bằng đồ mặn hay đồ chay?

Phương thức thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay tuy tốn kém, nhưng chưa thực sự đáp ứng được các thông điệp từ thế giới tâm linh. Khi các gia đình cúng bằng những thực phẩm có nguồn gốc sát sinh, khiến phần “thần thức” của người đã khuất dần dần trở nên “nghiện” các thứ tanh tưởi đó: Thông qua các kết quả khảo nghiệm thấy rằng: người mới qua đời, “thần thức” rất hoang mang, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của người đã khuất rời xa cảnh giới thanh tịnh. Bằng chứng là những đám cúng giỗ mà giết mổ nhiều, rượu thịt nhiều thì thường hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau ngay trong lễ cúng. “Âm không siêu thì dương không thái”, vì thế không trước thì sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường theo luật “nhân quả”.

Đồ cúng tốt nhất là chay tịnh

Các thần thức (linh hồn) khi đã “nghiện” những mùi vị tanh tưởi do người thân dâng cúng thì thường tìm đến những gia đình đang làm nghề sát sinh hoặc mắc nghiện ngập…để tái sinh trong kiếp sau theo nghiệp lực “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, và như vậy họ sẽ bị nghiệp sát sinh, nghiệp bất lương lôi cuốn vào vòng xoáy tội phạm trong kiếp sau. Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ chay tịnh và cần phải dùng nghi thức cúng Tâm linh để chuyển thành “hỷ thực và hiếu thực”. Phần “thần thức” cũng như vậy, họ không còn xác thân hữu hình để thọ hưởng các đồ cúng bằng “phạn thực” mà chỉ tồn tại dưới dạng thân trung ấm. Tâm thức khi được làm quen với môi trường thanh tịnh, được hưởng những đồ “hỷ thực, hiếu thực”, chính là cách nạp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một cung bậc mới trên hành trình tiến hóa Tâm linh. Chỉ dùng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi thì cũng chưa đủ, mà còn phải dùng nghi thức của nhà Phật để hồi hướng công đức cho gia tiên.

Cùng với việc đọc tụng những bài kinh cầu nguyện sự an lành, con cháu khi tham gia cúng lễ cũng phải thật sự thanh tịnh, và cũng phải sám hối diệt trừ tam độc “tham, sân, si”, nhiếp tâm hướng về điều Thiện để dâng gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ khi những người trực tiếp cúng lễ phải là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan. “Thần thức” không hoan hỷ với sự cúng thuê, cúng mướn.

 

Cúng theo nghi thức Tâm linh cần những điều gì?

Theo TS Vũ Thế Khanh, cúng giỗ theo nghi thức phàm phu: các con cháu về dự ăn uống, đánh chén là chính, còn việc tri ân, đề cao công đức và tưởng nhớ đến người đã khuất thì bị xem nhẹ, thậm chí nhiều đám giỗ, các con cháu chẳng hề quan tâm đến tên, tuổi, cuộc đời sự nghiệp của người đã khuất, mà chỉ chủ yếu là khấn cầu lợi, xin được “người âm phù hộ”, và cũng là dịp để đón tiếp chiêu đãi tiệc tùng nhằm mở rộng mối bang giao giúp cho công danh, sự nghiệp của tín chủ có cơ hội thăng trưởng. Nhưng cúng theo nghi thức Tâm linh thì hoàn toàn khác hẳn với cúng phàm phu. Nghi thức cúng Tâm linh là phải làm sao cho thần thức của người đã khuất được trở về cảnh giới an lạc, đó chính là “âm siêu dương thái”. Để việc cúng lễ được viên mãn thì cần phải đảm bảo những nội dung sau:

Cúng phóng sinh để tiêu trừ được nghiệp chướng đã gây ra từ quá khứ

Dâng tịnh tài, tịnh vật (gọi là Phạn Thực): tịnh tài là dâng những tài vật trong sạch, không cúng tiền giả, vàng mã, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương (như tiền do cá cược, cờ bạc, buôn bán ma túy, trộm cắp, sát sinh…), không cúng đồ giả, đố cũ, không cúng những phẩm thựctanh hôi có nguồn gốc sát sinh. Vì người đã khuất không còn tấm thân tứ đại nữa, do vậy không thể thọ hưởng trực tiếp vào các đồ cúng bằng phạn thực, nên cần phải có những bài thần chú để biến các thức ăn sang dạng Hỷ thực, Hiếu thực.

Dâng Hỷ thực: Trong quá trình dâng cúng cần đọc các bài thần chú (còn gọi là Chú Biến Thực để “chuyển hóa” các thứ dâng cúng sang pháp Hỷ thực. Dâng Hiếu thực: Các thành viên trong hiếu quyến cần tụng Sám hối và tụng Vu Lan, dâng lời tự bạch thiết tha để chuyển hóa tâm thức, giúp thần thức người đã khuất có cơ hội tiêu trừ sân hận, phiền não.  Dâng Pháp thực: Tụng kinh Bát Nhã và lời kệ của chư Phật, chư Tổ để trợ duyên cho thần thức được tăng trưởng đạo lực, trở về cảnh giới an lạc. (Đối với những người đi theo đao Thiên Chúa thì cần đọc những lời răn của Chúa…).

Sau khi cúng gia tiên, tiếp đến nghi thức cúng Đại Bàng: Khi Đức Phật khuyên không nên sát sinh, thì có những loài như Đại Bàng, Quỷ La Sát, chúng quỷ thần rừng núi…kéo đến nói rằng: chúng tôi là loài ăn thịt, nếu không sát sinh thì chúng tôi sẽ đói, chẳng thể chịu nổi. Lúc đó, Đức Phật bèn ban cho bài thần chú đọc 7 lần và búng ra 7 hạt cơm, khiến cho các chúng sinh này no lòng, do vậy chúng sẽ không thèm ăn, không muốn sát sinh nữa.

Cúng Phóng sinh: nhằm nuôi dưỡng lòng từ bi và nhờ công đức phóng sinh thì có thể tiêu trừ được nghiệp chướng đã gây ra từ quá khứ. Đây là cách hữu hiệu nhất có thể tránh được hoạn nạn cho gia quyến, không nên tin vào cách giải hạn bằng bùa bả ếm đối, bởi không ai làm thay mình được, chỉ có tự mình mới có thể giải trừ được tai ách cho mình theo luật Nhân Quả mà thôi. Trải qua nhiều lần được hưởng “Hỷ thực, Hiếu thực, Pháp thực” và an trú trong môi trường thanh tịnh, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được tiếp cận với cảnh giới cao hơn trên hành trình tiến hóa Tâm linh. Trong truyền thống báo hiếu tổ tiên, việc cúng lễ đúng phương thức chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành.

Thành An

 

PHẦN 2. Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận như thế nào?

Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết.

Nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?

Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên.

Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.

Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.

Sắp đặt ban thờ theo phong thủy

Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.

Bàn thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.

Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.

Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.

Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát.

Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.

Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.

Theo PLVN

 

PHẦN 3. Cách chọn bàn thờ hợp phong thủy

Chọn vị trí đặt ban thờ hợp phong thủy rất quan trọng trong mỗi gia đình, bàn thờ đặt đúng vị trí mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Phong tục thờ cúng gia tiên tồn tại trong dân gian Việt Nam bao đời nay. Đây là nơi con cháu tỏ lòng hiếu thảo của mình với người đã khuất và mang lại niềm tin, chỗ dựa giúp con cháu đủ sức vươn lên trong xã hội.

Với mỗi vùng miền sẽ có những cách thờ cúng khác nhau. Do không gian thờ cúng có ý nghĩa tâm linh với gia đình nên yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống cần được đặt lên hàng đầu. Điều này sẽ giúp kết nối các thế hệ và giữ nề nếp, gia phong của gia đình.

Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ tổ tiên thường đặt tại gian chính, gian chính lại là chỗ tiếp khách nên nhiều người cho rằng hai không gian này là một. Vì thế, một số nhà xây mới hiện nay vẫn có thói quen để bàn thờ ngay tại phòng khách. Tuy nhiên, nếu có không gian vẫn nên làm gian thờ riêng biệt bởi các lý do sau:

– Thứ nhất, tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với sự phô trương.

– Thứ hai, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, hoặc dễ có gió thổi làm động bát hương.

– Thứ ba, bàn thờ chính gian giữa, người khấn đứng quay lưng ra cửa, sẽ có cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng khi khấn, làm mất tính trang nghiêm.

Tốt nhất nên cân nhắc vị trí đặt ban thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp. Ví dụ, muốn đặt dưới tầng một thì bàn thờ nên nằm sát giếng trời hoặc trong khoảng thông tầng, nằm ở phía sau nhà và không lộ diện ra phòng khách. Khi đặt trên tầng, bàn thờ nên kín đáo với người ngoài và gần gũi với người trong gia đình.

Với nhà chung cư, bàn thờ vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng, nhưng kín đáo và thống nhất về hình thức sao cho tương ứng với không gian căn hộ.

 

Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ

– Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.

– Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.

– Nếu tường sơn của phòng thờ có màu sáng thì không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng.

– Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.

 

Bày trí trên bàn thờ

Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường có 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.

Phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã.

Phía sau bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác. Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn (hoặc hai con hạc đội đèn), bộ ngũ sự có thêm hai bình (dựng cắm hoa tươi và để hương); bộ thất sự có thêm hai bình (đựng nước và gạo). Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương, và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn.

Khi bố trí bàn thờ Phật cần cao hơn và tách biệt bàn thờ gia tiên.

 

Bố trí hoành phi, câu đối phòng thờ

Trong không gian thờ cúng tổ tiên của mỗi gia đình người Việt đều dành một phần trang trọng nhất để treo những bức hoành phi, câu đối. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người dân.

Hoành phi thường được sơn son chữ vàng, có bức hoành phi hình cuốn thư. Chữ viết trên hoành phi đều tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, ghi tụng công đức của tổ tiên, ghi lại những lời răn dạy con cháu, hoặc thể hiện ước nguyện cầu mong sự bình an, thái bình.

Hai bên bàn thờ còn có đôi câu đối. Ngoài dùng trang trí, đôi câu đối còn ghi lại những lời răn dạy con cháu những giá trị đạo đức truyền thống, ca ngợi truyền thống của dòng họ hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng.

 

Những điều kiêng kỵ với bàn thờ

– Ngoài những kiêng kỵ như trên, bàn thờ không đặt cạnh tường bếp đun, không dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay không nằm dưới hay trên vệ sinh, hạn chế đặt ở ban công…

– Kiêng kỵ về cách cục, trong phong thủy bàn thờ được coi như kháo sơn, cần đặt ở nơi có sơn tinh đang vượng. Như năm nay chúng ta đang ở trong vận 8, bàn thờ nên đặt nơi có Cửu Tử hay Nhất Bạch đáo sơn.

– Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Phải xem ngày tốt xấu phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.

– Kiêng kỵ về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác, cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.

– Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

– Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.

Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD

Chia sẻ nội dung trên ...
Share on Facebook
Facebook
Tweet about this on Twitter
Twitter
Share on LinkedIn
Linkedin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *